Ca
bệnh Alzheimer đầu tiên được phát hiện vào năm 1907. Từ đó đến nay, số
lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng, nhất là khi tuổi thọ của con người
ngày càng tăng nhờ vào tiến bộ của ngành y tế.
Theo
thống kê năm 2005 tại châu Âu, số lượng người bị bệnh Alzheimer tăng
cao hơn so với các bệnh lý phổ biến khác như đột quỵ, tiểu đường, ung
thư vú… Trên thế giới, tỷ lệ người dưới 70 tuổi mắc bệnh này là 5% và
trên 80 tuổi là 40 – 50%.
Theo
dự đoán của các nhà khoa học Hoa Kỳ, từ nay đến năm 2030, số lượng bệnh
nhân Alzheimer ở nước này sẽ khoảng 600 ngàn người, trong đó 50% là
bệnh nhân trên 85 tuổi.
Dự đoán những dấu hiệu sớm
Hiện
tại, y học vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh Alzheimer, nhưng
có thể điều trị triệu chứng và chăm sóc hiệu quả cho người bệnh khi sớm
phát hiện những dấu hiệu bệnh.
Từ
55 đến 60 tuổi, chúng ta cần khám chuyên khoa để nhận biết những dấu
hiệu của rối loạn trí nhớ như suy giảm nhận thức nhẹ (Mild Cognitive
Impairment – CMI), nhất là khi có các biểu hiện sau đây:
-
Cuộc sống bị đảo lộn do suy giảm trí nhớ (quên những sự việc mới vừa
nhắc đến, quên tên người quen, quên công việc quan trọng cần làm…).
-
Không thể tập trung hoặc tự xây dựng và thực hiện kế hoạch làm việc
(giảm khả năng hoạch định kế hoạch, liên tục không thể hoàn thành nhiều
công việc do khó tập trung và không biết nên giải quyết việc đó như thế
nào, ngay cả những việc đơn giản và quen thuộc).
- Nhầm lẫn các thời điểm trong ngày (sáng tưởng là trưa hoặc tối), đôi khi quên mình đang ở đâu và cần đến đâu.
- Mắt nhìn kém vì bị đục thủy tinh thể, do đó khó đọc chữ, không phân biệt được màu sắc, khó nhận biết khoảng cách xa gần…
- Khả năng ngôn ngữ kém (nói và viết khó khăn vì không thể tìm ra đúng từ để diễn đạt ý muốn nói, nói chuyện thiếu tính logic).
- Ngày càng xa lánh mọi người, tránh tiếp xúc với người thân, bạn bè, không còn hứng thú với những thú giải trí quen thuộc.
- Tính khí thay đổi thất thường, thường hay cáu kỉnh, nghi ngờ, phiền muộn, lo âu, sợ hãi không có lý do.
Vai trò của gia đình trong điều trị
Việc điều trị bằng thuốc chỉ đạt hiệu quả cao trong những giai đoạn khởi phát của bệnh.
Trên thị trường hiện có các loại thuốc giúp kích thích não tiết ra
nhiều Acetylcholin (chất có vai trò dẫn truyền thông tin) giúp cải thiện
chức năng hoạt động của não nhằm giảm bớt tình trạng suy giảm trí nhớ
và tăng khả năng tư duy của người bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc trên
chỉ tác động tốt trong giai đoạn người bệnh mới bị Alzheimer.
Trong việc điều trị bệnh này, việc theo dõi và kiên nhẫn chăm sóc của người thân có vai trò vô cùng quan trọng.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể tự khắc phục tình trạng suy giảm trí
nhớ của mình bằng cách lập bảng ghi nhớ, ghi vào sổ tay và nhờ mọi
người xung quanh nhắc nhở.
Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi lối sống bằng cách thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng (câu cá, nghe nhạc, tập yoga), đi dạo thường xuyên, làm các bài tập trí nhớ (chơi đố ô chữ, sudoku)…
Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi lối sống bằng cách thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng (câu cá, nghe nhạc, tập yoga), đi dạo thường xuyên, làm các bài tập trí nhớ (chơi đố ô chữ, sudoku)…
Khi
bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì người bệnh rất dễ rơi vào trạng
thái nguy hiểm như bị trầm cảm, đi lạc, thậm chí muốn tự tử… nên rất cần
sự giám sát liên tục của người thân. Nên cho bệnh nhân đeo vòng có ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để dễ tìm khi người bệnh đi lạc.
Ngoài
các phương pháp trên, hiện các nhà khoa học trên thế giới đang tập
trung nghiên cứu thêm các phương pháp phòng ngừa và điều trị khác cho
căn bệnh này. Nhìn chung, các kết quả thu được là khả quan.
Phòng bệnh Alzheimer
Do
còn nhiều hạn chế trong điều trị bệnh Alzheimer nên việc phòng ngừa
bệnh vô cùng quan trọng, có vậy người bệnh mới không trở thành gánh nặng
cho gia đình và xã hội. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp phòng bệnh
Alzheimer:
- Năng tập luyện thể chất và tinh thần. Hoạt
động thể chất thường xuyên giúp lưu thông máu và dưỡng chất đến cho não
tốt hơn, giúp mô não khỏe mạnh và tăng cường khả năng phòng chống bệnh
tật, đồng thời giúp não thực hiện tốt các chức năng thần kinh.
Vì
vậy, giới chuyên môn khuyến cáo là mọi người, đặc biệt là nhóm người
trung niên trở lên nên luyện tập thể thao đều đặn, đi bộ hoặc chạy bộ từ
30 đến 60 phút mỗi ngày.
Nghiên
cứu của các bác sĩ ở Đại học Pittsburgh (Canada) cho thấy đi bộ nhiều
có thể làm giảm nguy cơ bị Alzheimer. Đi bộ ít nhất tám cây số mỗi tuần
có thể giúp tăng chức năng của não đến mười năm, đặc biệt là các khu vực
vỏ não có nhiệm vụ lưu giữ ký ức và trung tâm tư duy.
- Không ngừng tiếp thu kiến thức mới. Nên
thường xuyên bổ sung kiến thức bằng cách đọc sách, tự mày mò, tìm tòi
để giúp bộ óc không bị trì trệ và suy giảm trí nhớ cũng như khả năng tư
duy.
Thực tế cho thấy những
người cao tuổi thường xuyên dùng máy tính làm việc, đọc truyện, xem tin
tức, chơi cờ, làm thơ… thì đầu óc tỏ ra minh mẫn hơn nhóm người không có
thói quen này.
- Tìm cách thoát khỏi áp lực.
Stress và trầm cảm là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh Alzheimer. Tình
trạng stress liên tục làm cho cơ thể bài tiết nhiều hormone cortisol,
tác động xấu đến vùng não đảm nhận chức năng nhắc nhớ và tư duy, gây
tình trạng rối loạn và làm cho trí nhớ suy giảm đáng kể.
- Chú ý đến việc ăn uống.
Các nhà nghiên cứu về bệnh Alzheimer đã chỉ ra rằng càng ăn ít mỡ động
vật thì tỷ lệ bệnh càng giảm. Một bằng chứng rõ ràng là tỷ lệ người Nhật
sống tại Mỹ bị bệnh Alzheimer cao gấp hai lần so với người Nhật sống
tại quê hương họ.
- Không hút thuốc lá. Những
người hút thuốc lá và cả những người hít phải khói thuốc lá hằng ngày
có khả năng bị mắc bệnh Alzheimer cao gấp hai lần những người sống trong
môi trường bình thường không có khói thuốc.
- Bổ sung vitamin E. Vitamin
E có nguồn gốc chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình suy giảm trí nhớở
con người, tức là có tác dụng ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Các
chất chống oxy hóa có sẵn trong cơ thể thường xuyên làm nhiệm vụ kích
thích hoạt động của vùng não có chức năng về trí nhớ và khi cơ thể được
bổ sung vitamin E thì cơ chế trên lại càng hiệu quả và làm giảm bệnh.
Vitamin E có nhiều trong các loại thực phẩm: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, hạt hướng dương…
- Sử dụng nhóm thuốc NSAID. NSAID
(Non-Steroidal Anti-Inflamamatory Drug) là nhóm thuốc kháng viêm và
giảm đau thường được bác sĩ kê đơn giảm đau cho người bệnh, từ đau đầu,
đau lưng cho đến đau xương khớp.
Theo
nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Y Harvard (Mỹ), nhóm bệnh
nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nếu dùng nhóm thuốc này có khả năng
giảm được tới 50% rủi ro mắc bệnh Alzheimer.
Trong
thực tế, những người đã mắc bệnh Alzheimer nếu dùng Aspirin hoặc các
thuốc NSAID thì khả năng ngôn ngữ và các chức năng thần kinh được cải
thiện rõ rệt, trí nhớ được tăng cường, minh mẫn hơn so với những người
không dùng thuốc đó.
BS. HUỲNH HẢI NAM/DNSGCT
Cám ơn Mây nha, chị đang hay bị nhớ nhớ quên quên em ạ.
Trả lờiXóaCảm ơn Mây nhiều! Bây giờ chị hay quên quá! :(
Trả lờiXóa